Tuyệt đối phải lưu ý điều này khi bấm lỗ tai cho bé

Phụ nữ vốn thích làm đẹp. Chị em nào có cô con gái thì càng thích truyền lại niềm đam mê này sang con. Xỏ khuyên tai cho bé gái là điều bà mẹ làm cho con ngay từ tấm bé. Tuy nhiên, bấm lỗ tai chứa nhiều nguy cơ và rủi ro. Nên trước khi làm điệu cho các “thiên thần bé bỏng”, chị em hãy dành vài phút đọc kỹ nhưng lưu ý trong bài viết này nhé.

Những lưu ý khi bấm lỗ tai cho bé

Bấm lỗ tai cho bé vào thời điểm nào?

Nếu có ý định bấm lỗ tai cho bé gái, hãy cố gắng đợi ít nhất trẻ được 6 tháng tuổi. Giai đoạn sơ sinh trước đó, làn da bé còn mong manh, hệ miễn dịch vô cùng yếu ớt. Do đó, bất kì tổn thương nào, dù là vết thương nhỏ cũng gây nguy hại cho bé. Rất có thể bấm lỗ tai sẽ gây nhiễm trùng, bị sẹo hoặc có thể gây ra một số bệnh tật về tai. Sau 6 tháng tuổi, bé đã trở nên cứng cáp hơn nên con sẽ ít rủi ro hơn.

Chọn địa điểm bấm lỗ tai cho bé uy tín

Hiện nay, có rất nhiều phòng khám, bệnh viện có dịch vụ bấm lỗ tai. Mẹ nên chọn những cơ sở y tế để đảm bảo vệ sinh trong từng khâu thực hiện. Nếu thực hiện tại một cơ sở chuyên bấm lỗ tai thì hãy chắc chắn rằng các dụng cụ và tay của người bấm phải được rửa sạch và sát trùng sạch sẽ trước.

Giảm đau trước khi bấm lỗ tai cho bé

Mẹ nên thoa kem mỡ giảm đau chứa lidocaine trước và sau dái tai khoảng 30 – 60 phút sau đó mới thực hiện bấm lỗ tai cho bé. Điều nay giúp bé bớt đau và trong kem mỡ cũng có thành phần kháng sinh tránh viêm nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, hãy giải thích và an ủi cho bé rằng xỏ khuyên tai có đau nhưng chỉ giống muỗi đốt thôi. Như vậy, bé sẽ chuẩn bị trước tâm lí là có đau nhưng được giảm bớt. Tránh việc bấm 1 lỗ rồi bé hoảng sợ vì bị đau. Điều nay khiến có bé bị đau và không hợp tác bấm nốt tai còn lại.

Chỉ bấm và xỏ khuyên ở dái tai

Với trẻ nhỏ, mẹ chỉ nên xỏ khuyên ở vùng dái tai. Đây là phần sụn khá mềm, ít gây đau đớn và tránh được những tai nạn không may như việc bị nhiễm trùng. Nếu tóc bé dài, mẹ nên cột lên gọn gàng để tránh làm vướng víu và dính vào lỗ tai vừa bấm.

Chọn khuyên tai phù hợp

Mẹ không nên chọn cho bé những chiếc khuyên tai bằng sắt, thép hoặc kim loại mạ. Những vật liệu này có chứa niken và những hợp chất gây dị ứng.

Tham khảo những mẫu trang sức bạc tại: https://moonsilver.com.vn/

Bé cũng không nên đeo những loại hoa tai đắt tiền từ bạch kim hay vàng. Bởi trẻ có thể gặp nguy hiểm nếu đeo trang sức đắt tiền. Hãy chọn những đôi khuyên tai bạc, vừa an toàn về chất lượng, vừa đẹp, sáng long lanh, không sợ dị ứng, vừa phù hợp túi tiền.

Vệ sinh cẩn thận vùng tai được xỏ

Vệ sinh cẩn thận vùng tai xỏ là điều mẹ cần đặc biệt chú ý. Bấm lỗ tai cũng như tạo một vết thương nhỏ cho bé. Nên khả năng nhiễm trùng nếu không chăm sóc vết thương khá cao. Mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa lại lỗ bấm một lần. Sau đó, dùng bông gòn hoặc gạc y tế thấm khô và để như vậy đến khi lỗ bấm lành.

Mỗi lần tắm rửa xong mẹ cũng nên nhớ cũng cần phải vệ sinh tai cho bé sạch sẽ nhé! Lưu ý là tránh cho bé đi bơi trong 2 tuần đầu sau khi bấm lỗ tai và nhắc nhở bé không dùng tay chạm vào vết bấm tai.

Để ý những dấu hiệu nhiễm trùng

Sau khi bấm xong, mẹ cần phải theo dõi thường xuyên phần vết bấm lỗ tai có bị sưng đỏ hay mưng mủ, ngứa rát không? Nếu có bất kì triệu chứng hay dấu hiệu nào, mẹ cũng nên đưa bé đi khám ngay. Rất có thể bé bị nhiễm trùng hoặc dị ứng với hoa tai.

Nếu bé chỉ bị dị ứng thông thường thì mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ lỗ tai cho bé và chọn loại hoa tai làm bằng chất liệu khác lành tính hơn. Còn nếu bị nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh. Sau khoảng 2 – 3 tháng, tùy vào việc hồi phục của vết thương mà mẹ cần cân nhắc có nên xỏ tai lại cho bé hay không.

Một vài lời khuyên mẹ cần nhớ khi bấm lỗ tai cho bé:
– Chải tóc cẩn thận để tránh vướng vào lỗ xỏ khuyên.
– Buộc tóc cao để tránh vướng vào lỗ xỏ khuyên.
– Nếu lỗ xỏ khuyên ở phần sụn gây đau, bạn hãy cố gắng nằm nghiêng bên kia để khỏi đè ép lên bên tai xỏ khuyên.
– Đi cấp cứu ngay nếu dái tai bị rách.
– Giặt áo gối vài ngày một lần để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
– Đảm bảo phòng xỏ khuyên tai phải sạch, hợp vệ sinh và đạt yêu cầu trước khi xỏ khuyên.
– Nếu có tóc dài, bạn hãy thử buộc cao lên để tóc khỏi vướng vào lỗ xỏ khuyên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *