Bấm lỗ tai rất phổ biến từ em bé cho tới những người trưởng thành, từ phái nữ tới phái nam. Bấm lỗ tai chỉ đau chút xíu, nhưng dù sao cũng là một vết thương nên bạn cần chăm sóc đúng cách để vị trí xỏ khuyên mau lành.
Khi bấm lỗ tai cần lưu ý những gì?
Chuẩn bị tâm lý khi bấm lỗ tai
Ngày nay, giới trẻ có rất nhiều sự lựa chọn khi bấm khuyên, không còn cố định ở vị trí thùy tai theo cách truyền thống. Nếu như bấm khuyên ở thùy tai bạn sẽ không thấy đau nhiều, nhanh lành thì khi bạn quyết định bấm khuyên ở sụn tai, một vị trí mà nếu bạn không chuẩn bị tâm lý trước thì rất dễ rơi vào tình trạng khóc hết nước mắt. Vậy bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bấm lỗ tai có đau không rồi chứ. Đau nhiều đau ít còn phụ thuộc vào vị trí bấm.
Đó là lý do vì sao các chuyên gia hay những người đã trải nghiệm trước đều có chung nhận định: đừng bao giờ bấm khuyên nếu bạn căng thẳng. Điều đó không chỉ làm bạn đau về thể xác mà còn ảnh hưởng nhiều đến tâm lý cũng như những ngày sau khi chăm sóc cho vết bấm.
Xỏ khuyên tai bằng kim thay vì bấm
Ngày nay, người ta thường dùng “súng” bấm lỗ tai. Dụng cụ này nhanh gọn và bớt đau đơn. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là tác động một lực rất mạnh, có khả năng gây tổn thương không cần thiết cho mô da của bạn. Hơn thế nữa, việc khử trùng công cụ xỏ bằng nhựa cũng khó đảm bảo an toàn.
Để kiểm soát độ an toàn, bạn có thể nghĩ tới việc sử dụng một cây kim đã được vô trùng. Kim có cơ chế như một con dao, thao tác xỏ cũng rất đơn giản. Người ta sẽ tạo một vết rách nhỏ trên da của bạn, điều này có thể hạn chế tối đa vết thương. Có nhiều người cho rằng bấm sẽ đỡ đau hơn, nhưng thực tế nếu làm đúng cách thì dùng kim cũng không có cảm giác đau mấy.
Chọn địa chỉ đáng tin cậy
Trước khi bấm lỗ tai bạn nên tìm hiểu và chọn lựa một địa chỉ đáng tin cậy, có uy tín, kinh nghiệm để thực hiện. Thủ thuật này khá đơn giản và cũng nhiều nơi thực hiện. Tuy vậy không phải nơi nào cũng làm đúng quy trình. Có những nơi họ không đeo găng tay y tế, không khử trùng súng và kim bấm, và cho bạn đeo khuyên cũ… Bạn nên thận trọng lựa chọn. Bên cạnh đó, tuyệt đối không nên tự bấm hay nhờ bạn bè vì rất khó để bạn có thể xuống tay thực hiện điều này.
Thời gian lành lỗ bấm
Thời gian để vết bấm lành còn phụ thuộc vào vị trí xỏ khuyên, cách vệ sinh vết thương, độ tuổi cũng như cơ địa của từng người. Thông thường sẽ mất từ 6 đến 8 tuần để lành khi bấm ở dáy tai, còn ở các vị trí khác phải mất từ 3 đến 6 tháng.
Các chuyên gia khuyên rằng nên bấm lỗ ở thùy tai vì đây là vị trí an toàn nhất. Các vị trí khác bạn nên thận trọng khi xỏ khuyên vì nó sẽ phá vỡ cấu trúc các mô sụn nâng đỡ của tai. Bạn nên hạn chế bấm khuyên ở các vị trí nhạy cảm này.
Chăm sóc vết bấm lỗ tai đúng cách
Chăm sóc vết bấm lỗ tai đúng cách là bước quan trọng để vết bấm không bị nhiễm trùng. Do đó, hãy nhớ rằng cần phải rửa tay sạch khi vệ sinh vết bấm. Bạn hãy sử dụng xà phòng tuyệt trùng hoặc oxy già rồi lấy bông thấm khô. Bạn cũng có thể pha nước muối loãng lau xung quanh vết bấm.
Hạn chế xoay khuyên khi mới bấm
Xoay khuyên tai sau khi bấm lỗ là một thói quen cần bỏ ngay lập tức. Bởi khi xoay sẽ làm cọ xát phần da thịt mới bị tổn thương, gây kích ứng vùng lỗ tai mới bấm. Nếu muốn xoay để có thể lau sạch chiếc khuyên và làm ướt vùng da đeo khuyên.
Mong rằng những lưu ý trên sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị kĩ về mặt tâm lý cũng như cách thức chăm sóc vết thương sau khi bấm lỗ tai.