Kỹ thuật nấu chảy trong gia công kim hoàn

Điều cơ bản là hoàn tất các tính toán thành phần trước khi bắt đầu quy trình hợp kim hóa. Quan trọng nhất là tính toán lượng hợp kim cần thiết đối với tiêu chuẩn (độ tinh khiết) được yêu cầu. Nếu bạn chưa hiểu thế nào là độ tinh khiết, hãy xem lại bài viết tổng quan về hợp kim.

Hợp kim thông dụng nhất trong kim hoàn là vàng 18 karat (750). Để tìm lượng kim loại gốc cần thiết, bạn hãy nhân lượng vàng tinh khiết cần bổ sung với 0.33.

Ví dụ, bạn bổ sung 24.75 g kim loại cơ bản vào 75g vàng để có số karat đúng cho vàng hợp kim.

75 x 0.33 = 24.75 g hợp kim

Tổng trọng lượng là

75  +24.75 = 99.75 g vàng 18 karat

Việc bổ sung lượng hợp kim bằng 33.33% lượng vàng sẽ đạt độ tinh khiết 750, tương ứng tiêu chuẩn vàng 18 karat. Nhiều cơ sở kim hoàn chỉ bổ sung 32% để có tiêu chuẩn cao hơn đôi chút, đặc biệt khi họ sử dụng thiết bị ly tâm.

Vàng tây

Vàng tây 18 karat thường được hợp kim hóa với một nửa đồng và một nửa bạc. Theo các tỷ lệ thành phần, vàng tây có thể có các màu sắc và độ cứng khác nhau. Bảng A trình bày các thành phần hợp kim của vàng tây. Tăng hàm lượng đồng sẽ làm cho vàng tây ngả sang màu đỏ và cứng hơn, tăng hàm lượng bạc, vàng tây sẽ chuyển sang màu vàng sáng. Ngoài ra còn có các hợp kim khác làm cho vàng tây có các màu sắc và đặc tính khác nhau.

Bảng A

Vàng tây Kim loại Thành phần Số phần trăm
Vàng ánh xanh Vàng 750 100.0
Bạc 187 25.0
Đồng 62 8.0
Vàng ánh vàng Vàng 750 100.0
Bạc 125 16.65
Đồng 125 16.65
Vàng ánh đỏ Vàng 750 100.0
Bạc 62 8.0
Đồng 187 25.0

Phương pháp xác định hàm lượng vàng trong hợp kim vàng

Đối với vàng 18 karat, bạn nhân trọng lượng với 750 và chia cho 1000.

Phương pháp xác định hàm lượng nguyên tố hợp kim

Nhân trọng lượng vàng nguyên chất với 1000 và chia cho thành phần hợp kim, ví dụ 750 đối với vàng 18 karat.

Chuyển trọng lượng mẫu kiểm tra theo trọng lượng vàng hoặc bạc

(trọng lượng mẫu X trọng lượng riêng của kim loại hợp kim)/(trọng lượng riêng của mẫu) = trọng lượng thỏi hợp kim

Kỹ thuật nấu chảy trong gia công kim hoàn

Vàng trắng

Vàng trắng có thể được chế tạo bằng cách bổ sung 250 phần ngàn hợp kim chứa các tỉ lệ palladi, bạc và nikel khác nhau. Vàng trắng có màu vàng rất nhạt và thường được đưa vào bể điện phân có nguyên tố rhodium sau khi đánh bóng. Các hợp kim thường dùng được nêu trong bảng B dưới đây:

Bảng B

Các hợp kim palladi trong vàng trắng(tính theo phần ngàn)
Vàng Pallidi Bạc Đồng
750 125 125
750 80 125 45
750 200 50
750 250

Vàng trắng (hợp kim hóa với pallidi) rất mềm, rất dễ rèn, nhưng không thích hợp để làm dây chuyền hoặc cẩn đá quý. Để hợp kim hóa với pallidi bạn cần sử dụng mỏ đốt oxy-actylene, do quá trình này đòi hỏi nhiệt độ khá cao.

Chất trợ dung và chất làm sạch

Sau khi hợp kim hóa, điều quan trọng là phải sử dụng các chất làm sạch và giữ hợp kim không bị oxy hóa. Chất thường dùng là borax, có tác dụng chống oxy hóa bề mặt và làm tăng nhẹ nhiệt độ nóng chảy của hợp kim.
Các chất trợ dung khác là muối, nitrate và nitrate kali. Carbonate natri được dùng đặc biệt để làm sạch mạt giũa.

Kỹ thuật gia công kim hoàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *